Du lịch là một trong những ngành tạo ra nhiều việc làm, đặc biệt à ở những vùng sâu vùng xa. Theo thống kê của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2015, ngành du lịch tạo ra 750,000 việc làm trực tiếp (tăng trung bình 11% trong giai đoạn 2010-2015) và 1,5 triệu việc làm gián tiếp. Năm 2016, ngành du lịch tạo ra khoảng 900.000 việc làm trực tiếp, trong tổng số hơn 2,5 triệu việc làm liên quan đến ngành du lịch.
Theo đánh giá về nhân lực và lao động Việt Nam của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF, 2017), Việt Nam xếp thứ 67 trong số 136 nước về năng lực cạnh tranh du lịch, trong đó Việt Nam xếp thứ 37 về chỉ số cạnh tranh thị trường lao động và nhân lực, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực như Thái Lan (hạng 40), Philippines (50), Indonesia (64), Lào (65), và Campuchia (110). WEF (2016) cho biết ngành du lịch Việt Nam đã tạo ra tổng cộng 4.003.000 việc làm (chiếm 7,3% tổng số việc làm của các ngành kinh tế), bao gồm 1.959.500 việc làm trực tiếp (chiếm 3,6% tổng việc làm của các ngành kinh tế). Con số này tăng 2,3% (đạt 4.095.000) và 2,5% (đạt 2.009.500) trong năm 2017. Con số này dự kiến tăng trưởng 1,0% và 1,3% mỗi năm và đạt 4.544.000 việc làm đến năm 2027 trong đó 2.295.000 việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và lữ hành Việt Nam.
Tăng trưởng nhanh về số lượng khách quốc tế và nội địa trong vài năm gần đây đã gây ra thiếu hụt nhân lực lao động có chất lượng. Việt Nam có hơn 15.000 hướng dẫn viên quốc tế và 9.000 hướng dẫn viên nội địa, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các điểm đến du lịch chủ yếu. Tỷ lệ giữa khách du lịch và hướng dẫn viên ở Việt Nam gần gấp đôi so với bình quân của quốc tế là 10. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, mỗi năm ngành du lịch cần 40.000 lao động. Tuy nhiên, các trường đào tạo du lịch chỉ đào tạo được 15.000 mỗi năm, trong đó 12% tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng. Con số này cho thấy sự tiếp tục thiếu hụt nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng.
Tổng cục du lịch Việt Nam (2015) nhận định lao động du lịch có trình độ đào tạo tương đối thấp. Đặc biệt nhân sự có bằng đại học chỉ chiếm 7,4% số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch trong khi nhân lực với trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng chiếm 47,3%, lao động không có kỹ năng với thời gian đào tạo nghề dưới 3 tháng chiếm 45,3%. Trong toàn ngành, chỉ có 23% lao động có đào tạo nghề cơ bản. Nếu tính số lượng lao động có thời gian đào tạo dưới 3 tháng, lao động qua đào tạo của ngành du lịch đạt 42%.
Khảo sát này cũng cho thấy hướng dẫn viên du lịch tốt nghiệp đại học chiếm 65.5% tổng số lượng hướng dẫn viên. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp đại học trong số lao động làm marketing và lễ tân đạt 84,2% and 65,3%. Ngược lại, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực buồng phòng, bar, phục vụ, bếp chủ yếu là lao động ít kỹ năng, trong đó tỷ lệ lao động chỉ có đào tạo sơ cấp và trung cấp chiếm 70,7%, 75,5%, 72,4%, and 85,61%, tương ứng trong từng lĩnh vực.
Về kỹ năng ngoại ngữ, 60% lao động trong ngành du lịch có thể sử dụng ngoại ngữ trong công việc, nhưng đặc thù của ngành yêu cầu mức ngoại ngữ cao hơn. Lao động trong ngành chủ yếu sử dụng tiếng Anh, chiếm 42%. Số lượng lao động sử dụng tiếng Trung, tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác chỉ chiếm 5%, 4%, và 9% tổng nhân sự của ngành. Đối với nhân sự có khả năng sử dụng tiếng Anh, 85% chỉ có kỹ năng tiếng giao tiếp ở mức trung bình. Tuy nhiên 15% (chủ yếu là hướng dẫn viên và lễ tân khách sạn) có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo và có bằng đại học. Mặc dù tỷ lệ sử dụng ngoại ngữ khá cao, tỷ lệ lao động thành thao hai hoặc nhiều ngoại ngữ rất thấp, chỉ chiếm khoảng 3,8%.
Về khả năng sử dụng công nghệ trong ngành du lịch, một điều tra cho thấy 434.854 người có thể sử dụng máy tính chiếm 72,04% tổng lao động làm việc trực tiếp trong ngành. Điều này có nghĩa là 168.746 người không biết sử dụng máy tính, một trong những điều kiện tiên quyết đáp ứng yêu cầu công việc.
Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, chính phủ đặt ra mục tiêu cho ngành du lịch là ngành mũi nhọn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Mục tiêu là tạo ra 5.5-6 triệu việc làm, bao gồm 2 triệu việc làm trực tiếp với mức tăng trưởng bình quân 12-14% một năm đến năm 2025.