Du lịch Việt Nam chứng kiến giai đoạn bùng nổ trong thập kỷ quá nhờ vào nhu cầu tăng cao về du lịch và lữ hành toàn cầu và trong khu vực. Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành tháng 1 năm 2017 đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Định hướng chiến lược của Bộ Chính trị đã làm cơ sở cho sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của ngành du lịch Việt Nam. Tỷ lệ tăng trưởng bình quan ngành du lịch trong ba năm liên tiếp đạt 22% một năm. Tỷ lệ tăng trưởng du lịch cao chủ yếu đến từ tăng trưởng lượng du khách quốc tế. Trong giai đoạn 2015-2018, số lượng khách quốc tế tăng bình quân 25% một năm, mức tăng trưởng kỷ lục trong lịch sử du lịch Việt Nam. Trong 5 năm vừa qua, tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế của Việt Nam đã vượt so với các nước ASEAN[1]. Đến cuối năm 2019, Việt Nam đã vượt In-đô-nê-xia-a, xếp thứ tư trong khu vực ASEAN về lượng khách quốc tế đến. Việt Nam được dự báo sẽ dẫn đầu điểm đến khu vực châu Á Thái Bình Dương về mức độ tăng trưởng bình quân trong vòng 5 năm tới[2]. Lượng khách nội địa cũng tăng nhanh trong giai đoạn này với mức tăng trưởng bình quân khoảng 10%.

Bảng 1Lượng khách quốc tế và khách nội địa giai đoạn 2015-2018

Nghìn người Năm 2019 (ước tính) 2018 2017 2016 2015
Số khách quốc tế 18,000 15,498 12,922 10,013 7,943
Số khách nội địa 85,000 80,000 73,200 62,000 57,000

 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Ngành du lịch đã tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế tạo việc làm và nguồn thu thuế. Doanh thu từ lĩnh vực du lịch đã đạt mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn này. Doanh thu từ khách quốc tế liên tục vượt doanh thu từ khách nội địa và chênh lệch doanh thu từ hai nguồn ngày càng nới rộng. Đóng góp của du lịch vào GDP đã và đang tăng trưởng hàng năm, đạt 8.39% năm 2018. Đóng góp của ngành du lịch vào GDP cả trực tiếp và gián tiếp đạt xấp xỉ 15.86% năm 2018[3]. Ngành du lịch và lữ hành tạo ra hơn 4 triệu việc làm, chiếm xấp xỉ 7.4% tổng việc làm năm 2018[4].

Bảng 2Đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch, giai đoạn 2015-2018

2018 2017 2016 2015
Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) 637.00 541 417.2 355.5
Đóng góp GDP (%) 8.39 7.9 6.96 6.33

 (Nguồn: Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2015-2018)

Hình 1Cơ cấu doanh thu du lịch, giai đoạn 2015-2018

Ngành du lịch Việt Nam được hưởng lợi từ cảnh quan thiên nhiên đa dạng và giàu văn hoá. Việt Nam xếp hạng 26th toàn cầu (trong số 140 quốc gia) và xếp hạng 3 khu vực (trong số 9 nước ASEAN) về thiên nhiên và văn hoá. Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu để nghỉ dưỡng. Dữ liệu từ WTTC cho thấy 90% khách du lịch chi tiêu cho giải trí, chỉ 10% cho công việc. Doanh thu du lịch đạt tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2015-2018, và chi tiêu của khách quốc tế liên tục vượt chi tiêu của khách nội địa.

Mức độ cạnh tranh của du lịch Việt Nam đã cải thiện đáng kể từ vị trí thứ 75 trên 141 năm 2015 lên vị trí thứ 63 trên 140 năm 2019[5]. Việc cải thiện chỉ số Cạnh tranh du lịch Việt Nam cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong phát triển ngành du lịch và sự tăng trưởng mạnh mẽ của số lượng khách du lịch trong những năm qua. Việt Nam đang dần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng cường hoạt động xúc tiến, nâng cấp hoạt động lữ hành, vận chuyển du lịch, đào tạo nhân lực.

Trong năm 2018, ngành du lịch Việt Nam nhận giải thưởng “Điểm đến hàng đầu châu Á” do tổ chức “World Travel Award” trao tặng. Việt Nam xếp thứ 3 trong số 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế cao nhất theo UNWTO Tourism Highlight Report  năm 2018. Ngành du lịch đã đưa ra nhiều lựa chọn cho khách du lịch bao gồm các tour du lịch văn hoá, lịch sử, du lịch trên biển, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái và các kỳ nghỉ cao cấp. Hồ Chí Minh là thành phố dẫn đầu cả nước về du lịch, theo sau là Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng. Năm 2018, thành phố Hồ Chí Minh thu hút 36,5 triệu du khách. Hà Nội xếp thứ hai với 26 triệu du khách bao gồm 6 triệu khách quốc tế. Các điểm đến chủ yếu khác của khách du lịch là Quảng Ninh với 12,5 triệu du khách và Đà Nẵng với 7,7 triệu du khách.

Thị trường du lịch quốc tế tới Việt Nam mang đặc trưng bởi sự tập trung khách du lịch từ một vài thị trường nguồn. 10 thị trường nguồn chiếm 83% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018. Bắc Á là thị trường chủ yếu chiếm 64% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Khách Trung Quốc chiếm thị phần lần nhất với 32%, theo sau là Hà Quốc với 22,4%. Nhật Bản và Đài Loan chiếm 5,3% và 4,6%. Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh. Khách nội địa đạt đỉnh vào mùa hè và tập trung ở những điểm đến phổ biến bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Quảng Nam.

Dữ liệu từ bảng 3 cho thấy trong số 6 vùng kinh tế trọng điểm, vùng Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu về hoạt động du lịch. Doanh thu từ hoạt động lữ hành của Đông Nam bộ chiếm 60% tổng doanh thu của Việt Nam. Vị trí thống trị của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu đến từ điểm đến dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh. Vùng Đồng Bằng sông Hồng chiếm vị trí thứ hai về doanh thu du lịch, với hơn 26% tổng doanh thu ngành. Hà Nội và Quảng Ninh là hai điểm đến chủ yếu của vùng đồng bằng sông Hồng, thu hút số lượng lớn du khách quốc tế và nội địa. Các vùng khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu ngành du lịch. Tuy nhiên, doanh thu của vùng Bắc Trung Bộ và ven biển Trung Bộ và đồng bằng sông Mê Kông có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014-2017.

Bảng 3Cơ cấu sản lượng du lịch giai đoạn 2014-2017

Khu vực 2014 2015 2016 2017
Đồng bằng sông Hồng 29.3% 28.1% 27.9% 26.5%
Trng du và miền núi phía Bắc 0.7% 0.8% 0.9% 0.9%
Trung bộ và duyên hải miền trung 6.5% 7.3% 8.5% 8.8%
Cao nguyên 0.3% 0.4% 0.3% 0.3%
Nam Bộ 61.5% 61.7% 60.1% 61.2%
Đồng bằng sông Cửu Long 1.6% 1.7% 2.3% 2.3%
Tổng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Năm 2016, Việt Nam giới thiệu Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025[6], định hướng đến 2030. Chiến lược đánh giá lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch và chỉ ra định hướng sản phẩm du lịch cho 7 vùng kinh tế.

  • Vùng núi Bắc Bộ định hướng du lịch sinh thái và văn hoá kết hợp với nhận diện văn hoá của các dân tộc thiểu số.
  • Đồng bằng sông Hồng và vùng biển phía bắc có đặc thù về du lịch di sản vứi giá trị của nền văn minh lúa nước và các hoạt động truyền thống của địa phương, du lịch đô thị, du lịch công vụ.
  • Vùng Bắc Trung Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới.
  • Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là nghỉ dưỡng biển, đảo
  • Vùng Tây Nguyên gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là sinh thái cao nguyên đất đỏ và văn hoá dân tộc thiểu số.
  • Vùng Đông Nam Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch đô thị, du lịch MICE và lịch sử cách mạng Việt Nam, du lịch sinh thái biển và du lịch nghỉ dưỡng.
  • Vùng Đồng bằng sông Mê Kông gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là sinh thái sông nước, miệt vườn.

[1] Ngân hàng thế giới. 2019. Phát triển du lịch Việt Nam

[2] PATA. 2019. Dự báo du khách khu vực châu Á Thái Bình Dương 2019-2023

[3] Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam. 2018

[4] Uỷ ban du lịch và lữ hành thế giới. Việt Nam 2019

[5] WEF.2019. Báo cáo cạnh tranh du lịch và lữ hành

[6] Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 3 tháng 8 năm 2016

Được phát hành Tháng Mười 17, 2021
Tác giả Do Linh
Các chủ đề Ngành du lịch
Bản quyền 1234567890
Copyright © 2022 Thai Nguyen University